"You are not a human being in search of a spiritual experience. You are a spiritual being immersed in a human experience"

13 August 2010

Past life regresstion - liệu pháp chữa các bệnh về tâm lý


Past life regresstion (sau đây sẽ gọi là PLR) tạm gọi là cách sử dụng phương pháp thôi miên để tách biệt ý thức và tiềm thức của bộ não con người, từ đó tiềm thức được truy cập để cung cấp những thông tin ghi nhận từ lúc bé hoặc từ một kiếp sinh nào đó trên trái đất để giúp chủ thể hiểu được những gì mình đã trải qua từ đó học được bài học của mình

PLR xuất phát từ niềm tin cho rằng linh hồn con người tồn tại sau khi rời bỏ thể xác và tiếp tục tái sinh trong cơ thể mới với những cơ hội học hỏi mới để trưởng thành hơn về mặt tâm linh. Bạn có thể tái sinh trở lại làm nam hay nữ, vua hoặc nô lệ ...tùy theo sự lựa chọn của linh hồn

Bất cứ khi nào bạn gặp những vấn đề sau đây thì liệu pháp Past life regresstion có thể giúp bạn chữa trị được
ABANDONMENT ( sự BỎ RƠI)
Bạn có niềm tin rằng bạn sẽ mất đi người mà bạn yêu thương? họ sẽ chết hoặc rời bỏ bạn đi theo người khác?
Bạn cảm thấy như thế nào khi người ta rơi bỏ bạn?
Bạn có khát khao luôn cần ai đó bên mình không?
Bố và mẹ bạn quan tâm tới bạn như thế nào?

ABUSE/MISTRUST (lạm dụng/ phản bội)
Bạn có kì vọng mình bị phản bội trong cuộc sống? như thế nào?
Bạn đối xử tốt với ai đó và sau đó bị phản bội? ai phản bội bạn?
Ai nói dối bạn?
Ai không tôn trọng cơ thể, tinh thần, cảm xúc của bạn?
Bạn có lãng tránh hay từ chối được yêu thương không?

VULNERABILITY (dễ bị tổn thương)
Bạn có luôn lo lắng về mọi việc hay người khác không?
bạn có hay lặp lại câu "tôi đã nói rồi mà" hay không?
bạn có né tránh sự rủi ro hay không?

DEPENDENCE/EMOTIONAL DEPRIVATION (phụ thuộc/ sự tước đoạt)
Bạn có cảm giác luôn bị lấn áp hay ko?
Bạn có tin tưởng vào sự phân định của mình hay không?
Gia đình của bạn bảo vệ bạn quá kỹ?
Trong mối quan hệ bạn luôn tìm kiếm một người bạn đời mạnh mẽ hơn mình?
Sau đó bạn lại phá hoại mối quan hệ này?

SOCIAL FEARS/PHOBIAS ( sợ đám đông/ám ảnh)
Khi trưởng thành, bạn hay có cảm giác bị bỏ rơi?
Bạn có niềm tin rằng bản chất thật sự của mình không chấp nhận được?
Bạn có cảm thấy không xứng đáng được yêu thương?
Gia đình bạn phê phán chỉ trích bạn?
Bạn đặc biệt sợ nước/ độ cao/ hoặc đám đông?
bạn có những nỗi sợ không biết từ đâu đến hoặc không giải thích được?
Nỗi sợ của bạn ảnh hưởng đến đời sống cá nhân và nghề nghiệp hiện tại?

FAILURE/ SUBMISSIVENESS ( thất bại/ dễ bị quy phục)
Bạn có hài lòng với thành quả mình đạt được?
Khi con bé, bạn có cảm thấy là mình cần được công nhận không? như thế nào?với ai?
bạn có hay nói câu " ồ, để làm gì?" thương xuyên?
bạn có luôn đặt nhu cầu của người khác lên hàng đầu?

UNRELENTING STANDARDS ( nghiêm khắc)
Bạn có luôn cảm thấy chịu áp lực?
bạn có nói rằng cuộc sống là phải thành công? sở hữu? phấn đấu?
bạn đặt tiêu chuẩn của mình cao như thế nào?
bạn tuân theo những nguyên tắc nào?

"DESTRUCTIVE BEHAVIORS" ( HÀNH VI LỆCH LẠC)
EATING DISORDERS ( rối loạn ăn uống)
Chứng biếng ăn hoặc cuồng ăn là dấu hiệu của những vấn đề về cảm xúc chẳng hạn như đánh giá thấp bản thân. Trong kiếp trước có thể bị khinh miệt bởi gia đình/ bạn bè/ người yêu. Ảnh hưởng tâm lý của sự bỏ rơi này làm bạn có khát khao muốn "mặc kệ" lãng phí để khỏi là gánh nặng của người khác
Béo phì có thể xuất phát từ những trải nghiệm đau buồn của việc thiếu thốn hoặc đói khát trong một kiếp sống nào đó. Chủ thể sẽ ăn rất nhiều thức ăn để họ luôn cảm thấy rằng mình ko phải chịu đói khát một lần nữa

ADDICTIONS ( nghiện ngập)
Lạm dụng quá mức rượu bia thuốc lá bài bạc, tình dục vì chủ thể không muốn cảm giác mất mát từ kiếp trước. Chủ thể có khuynh hướng muốn xài hết mọi thứ lúc này để đảm bảo rằng họ có đủ mọi thứ hiện tại. Nghiện ngập cũng là một cách để chủ thể chạy trốn hiện tại khi có quá nhiều điều họ ko kiểm soát được

DEPRESSION (trầm cảm)
Một vài người cảm thấy họ hoàn toàn lạc lõng mà ko vì bất kì lý do gì. Nếu trong kiếp trước, bạn từng trải qua một thời gian dài với bi kịch hoặc những trải nghiệm những điều khủng khiếp, bạn sẽ có cảm giác bất lực và chán nản.

INSECURITY/ANXIETY (không an toàn/ lo lắng)
Sự bất an thường do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là "nỗi sợ cam kết" Nếu trong quá khứ bạn từng bị bỏ rơi, kiếp này bạn sẽ cần rất nhiều tình cảm, sự quan tâm. Điều này dẫn đến việc bạn có rất nhiều mối quan hệ ngắn hạn hoặc ở bên người bạn trai/gái lạm dụng mình, vì bạn luôn muốn không bao giờ cô đơn lần nữa
Lo lắng luôn xuất phát từ niềm tin thâm căn cố đế là trên đời này không bao giờ có đủ thức ăn, quần áo, không khí, thuốc men để sống

FEARS/PHOBIAS ( nỗi sợ/ám ảnh)
Nỗi sợ là sự phán ứng logic khi ở trong trạng thái nguy hiểm liên quan đến sự tồn tại tính mạng. Sự ám ảnh là những nổi sợ ko nguyên do và ko logic. Trong nhiều trường hợp, nỗi sợ là do ko an toàn, lo lắng về tương lai. Trong kiếp trước có thể đã từng bị chết đuối/ chết cháy/ ngã, té/ bị tra tấn...)

[dịch bởi tropical2512 từ "the mystery of Past Life Regresstion - American hypnosis association" - Michele Guzy, C.Ht ]

04 August 2010

Emotional and Psychical Sexuality - hành vi con người

Emotional and Psychical Sexuality - Yếu tố cám tính giới tính & lý tính liên quan đến hành vi
(bài viết dựa vào tài liệu Professtional hypnotism manual của Dr. John Kappas)

Hành vi con người được dẫn dắt bởi tiềm thức của họ. Bẳng cách nghiên cứu những gì tác động lên tiềm thức, ta hiểu rõ từng mẫu người khác nhau sẽ có khuynh hướng cư xử như thế nào trong các mối quan hệ của họ.

Ngày nay câu chuyện hai người yêu nhau, "một túp lều tranh, hai trái tim vàng" đã trở thành dĩ vãng bởi thực tế phũ phàng là tình trạng ly dị xảy ra ngày càng nhiều, các như cầu về tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình ngày càng mọc lên, và chúng ta cũng thấm hiểu được một điều đau lòng là một mình tình yêu và ngoại hình không đủ cho mối quan hệ lâu dài

Hai người với "cá tính tình dục" khác nhau có xu hướng hấp dẫn lẫn nhau. Nó tạo ra sự thay đổi hormon, kích thích hóa học làm họ muốn xích lại gần nhau hơn, nhưng tìm ẩn trong đó lại là sự xung đột về mặt cảm xúc chứa đựng trong mỗi cá nhân vì họ không tìm được sự đồng điệu đó trong người bạn đời. Tiến sĩ John Kappas, đã phân nhóm khuynh hướng tình dục giữa phụ nữ và đàn ông vào 2 thể loại lý tính và cảm tính . (nhóm đàn ông lý tính, đàn ông cảm tính, đàn bà cảm tính, đàn bà lý tính). Mỗi nhóm như vậy có những hành vi và nhu cầu khác nhau trong mối quan hệ. Đàn ông lý tính thì thích đàn bà cảm xúc, đàn bà lý tính thì thích đàn ông cảm xúc... Bằng cách nghiên cứu các nhóm này, ông nhận ra được nguyên nhân tiềm ẩn làm hỏng mối quan hệ và làm sao để khác phụ. Ông là nhà tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình tại Mỹ.

1/Nhóm phụ nữ khuynh hướng tình dục thiên về lý tính
Khi ta đề cập về nhóm phụ nữ này không có nghĩa là họ không có cảm xúc mà cảm xúc được cô ấy che giấu "kỹ càng" dưới lớp vỏ bọc hình dáng bên ngoài. Những biểu hiện thiên về lý tính như vậy được phát triển từ khi cô ấy từ rất bé do ảnh hưởng từ cách đối xử của người cha. Khi trưởng thành, cô ấy có khuynh hướng thích mẩu đan ông thiên về cảm xúc. Khi cô áy bị anh chàng này từ chối thì cô ấy sẽ càng phát triển mạnh hơn nữa khuynh hướng lý tính của mình

Về mặt hành vi, cô ấy xây dựng cho mình mẫu đàn ông hoàn hảo, cô ấy rất bị ảnh hưởng bởi cách người ngoài nhìn mình như thế nào do đó mẫu phụ nữa này luôn chú trọng cách ăn mặc. Cô ấy dành phần lớn thời gian để chăm chút cho cách ăn mặc của mình. Cô mong được trở thành vợ hiền, đảm đang mẫu mực và không đặt vấn đề độc lập hoặc tài chính ổn định như type phụ nữ thiên về cảm xúc. Cô ấy luôn muốn làm hài lòng người bạn đời của mình do đó nếu anh ta chê bai hoặc tỏ ra không hài lòng với những gì cô ấy cố gắng thể hiện thì đó là một sự tổn thương rất lớn cho cô.

Những phụ nữ với tỷ lệ 90%-100%, (hoàn toàn thiên về lý tính) hoàn toàn tập trung vào cơ thể, sức hấp dẫn ngoại hình của đàn ông. Cô ấy nghĩ tới chuyện làm tình hàng ngày. Khi không được đáp ứng thì cơ thể có những biểu hiện bệnh liên quan đến vùng thận, bụng, tử cung. Cô ấy luôn thể hiện vẻ nữ tính của mình, đôi lúc quá mức bình thường. Đối với cô ấy chồng con là trên hết, ít khi chính chắn trong hành động, khả năng chiếm hữu cao và đặc biệt rất ghen tị trong chuyện tình cảm

Nếu nhóm phụ nữ lý tính này đến với người đàn ông nào mà sống khép kín, ít thể hiện hành động ra bên ngoài, ít đối thoại hoặc khen ngợi cô ấy thì cô ấy sẽ cảm thấy mình bị từ chối và tổn thương hoặc trở nên giận dữ. Cô ấy luôn muốn chăm sóc người bạn đời của mình, dễ dàng rơi vào trạng thái lệ thuộc vì khát khao luôn muốn các nhu cầu của mình được đáp ứng bởi bạn đời. Thỉnh thoảng cô ấy cảm thấy rằng mình là người vun đắp chính cho mối quan hệ chứ không phải người bạn đời, cô dành rất nhiều thời gian để suy nghĩ về mối quan hệ 2 người. Trong giai đoạn bắt đầu , cô có cái nhìn lý tưởng hóa về anh chàng, và khi những vấn đề nảy sinh, sự thay đổi xảy ra thì cô ấy không bao giờ chấp nhận anh chàng này đã không còn như xưa nữa

Cô đặc biệt rất lưu ý tới những tình tiết nhỏ mà bạn đời thực hiện cho mình : đốt dùm điếu thuốc, mở cửa, kéo ghế mời cô ngồi. Cô ấy vô cùng nhạy cảm khi chê bai bạn đời mình, khi cô ấy bị tổn thương trong mối quan hệ sẽ trở nên cực kì hung dữ và nung nấu ý định trả thù tất cả những gì mà anh chàng kia đã gây ra cho cô trong quá khứ. Hễ mỗi lần cô ấy tức giận thì tất cả những vấn đề trước đó cũng sẽ được lôi ra và nhai đi nhai lại khiến cho mối quan hệ trở nên căng thẳng thêm.Sau khi bình tĩnh lại thì cô cũng mau chóng xin lỗi, khi ấy cô ấy cực kì dễ chịu và cảm thấy áy náy, muốn đền bù cho người bạn đời bằng việc quan hệ với anh chàng nhưng những cơn giận dữ của cô nhanh chóng quay lại mỗi khi bị từ chối. Khi cô ấy được chấp nhận và thỏa mãn tình dục thì cô ấy sẽ diễn dịch chuyện này như là một sự chấp nhận về mặt cảm xúc. Tuy nhiên sau khi cơn thịnh nộ diễn ra thì người bạn đời thiên về cảm tính lại thấy rất khó mà hân hoan trong chuyện chăn gối ngay lập tức, chính việc này lại làm cho cô ấy cảm thấy bị từ chối lần nữa và mọi mâu thuẫn quay trở lại
Khi cô buồn hay giận dữ thì khó mà nói chuyện một cách logic với cô, cô ấy nghe mọi người nói lúc đó nhưng thật sự lại không hiểu được hàm ý của cuộc đối thoại. Một cơ hội tốt ở đây là người bạn đời của cô ấy luôn quan sát những hàm ý và diễn đạt ra ngôn ngữ. Sự xung đột không hiểu nhau này xảy ra khi có những rối loạn trong cảm xúc hoặc khi cãi vã nhau, trong khi bình thường thì mức tự vệ của cả 2 bên đều thấp do đó cả hai có thể trò chuyện trao đổi để hiểu nhau

2/Nhóm phụ nữ khuynh hướng tình dục thiên về cảm tính